Viêm nha chu ở trẻ em

Bệnh lý nha chu được hình thành do những mảng bám lâu ngày trên bền mặt răng của trẻ. Các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng - tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và gây ra các bệnh viêm nhiễm ở nướu răng.

>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình bọc răng sứ

Ở trẻ em, bệnh nha chu rất dễ phát sinh nhanh chóng và phát triển, ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến phần nướu còn non nớt của trẻ, dẫn tới nguy cơ mất răng sớm, đau nhức, biếng ăn, chức năng ăn nhai bị giảm sút.


Viêm nha chu xảy ra ở phần mô nha bao gồm nướu và viêm nha chu phá hủy, gây ra tình trạng nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng khởi điểm từ vùng nướu răng rồi lan dần xuống các cấu trúc mô nha chu bên dưới, làm tách rời nướu và răng, thậm chí khiến xương ổ răng bị tiêu hủy, hình thành các túi nha chu rất nguy hiểm. Không được phát hiện sớm, và điều trị, thì theo thời gian sẽ gây các hiệu quả nghiêm trọng như mất răng, giảm thiểu chức năng ăn nhai, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh viêm nha chu rất dễ gặp ở trẻ em, bởi trẻ chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, thường xuyên ăn kẹo, mứt, đồ ngọt,...lâu ngày dẫn đến hình thành các mảng bám bám trên bề mặt răng, phá vỡ mô đỡ răng.

Các dấu hiệu viêm nha chu rất dễ phát hiện bằng mắt thường như: mô nướu bị sưng nhẹ, đỏ, có gai, có mùi hôi, chảy máu chân răng. Bạn nên lập tức đưa trẻ đến nha sĩ để điều trị kịp thời, nếu càng để lâu, các nguy cơ mất răng xảy ra càng cao.

Viêm nha chu cấp độ nhẹ thì thao tác điều trị sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Tuy hiên khi không xử lý được mô mủ, nha sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu nếu túi nha chu quá lớn. Trường hợp viêm nha chu nặng này, ổ xương răng có hiện tượng bị tiêu trầm trọng, có thể mất răng bất cứ lúc nào.

Bạn nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín để các giai đoạn điều trị cho trẻ được đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.


Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên để đề phòng các bệnh lý nguy hiểm như nha chu xảy ra với trẻ của bạn thì bạn nên chú ý đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, nếu phát hiện chứng viêm nướu răng thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa gần nhất để điều trị. Duy trì thói quen cho trẻ thăm khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần, lấy cao răng thường xuyên.

TG: MT

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget