tháng 8 2018

Nấm miệng hay còn gọi là tưa lưỡi là một bệnh nhiễm trùng miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể gây ra cho người lớn. Bệnh do một loại nấm gây ra và nếu xử lý đúng cách, người ta có thể đẩy lùi sự viêm nhiễm khó chịu này một cách dễ dàng. Cùng tìm hiểu về phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian và bọc răng sứ cho răng hàm.

Phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian
Phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian
Chữa nấm miệng bằng dân gian như thế nào?

Đối với trẻ nhỏ

- Điều lưu ý đầu tiên đó là tuyệt đối không cạy những đốm trắng trên lưỡi của trẻ. Nếu bạn cạy các đốm trắng này sẽ dễ bị chảy máu, tạo điều kiện cho nấm miệng lây lân mạnh hơn trong vòm miệng. 

- Ở trẻ nhỏ, nếu cha mẹ chưa thể đưa con trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị thì hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối tại nhà. Mỗi ngày nên cho bé súc 3-4 lần bằng nước muối sinh lý 0,9%. Nước muối có khả năng kháng khuẩn, chống lại tình trạng viêm. 

- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, bánh kéo, uống nước ngọt vào buổi tối, không bôi mật ong hay nước chanh lên các đốm trắng trên lưỡi trẻ. Ngoài cách chữa nấm miệng bằng dân gian cho trẻ nhỏ trên, tốt nhất ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế.

Đối với người lớn

- Giấm táo: Trong giấm rượu táo chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch và các chất kháng khuẩn giúp các vết loét trên miệng nhanh lành và không lây lan.

- Sữa chua không đường: Có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, giúp loại bỏ các vết loét nhiễm trùng trong miệng. Ăn chậm sữa chua, ngậm trong miệng ít nhất 30 giây, các vi khuẩn có ích trong sữa chua sẽ liên kết đánh bại nấm miệng. 

Tuy nhiên, cần lưu ý là trong thời gian trị bệnh, bạn tuyệt đối không được ăn sữa chua có đường và các sản phẩm có chứa nấm men vì chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm candida nhanh chóng. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để tăng sức đề kháng.

- Tỏi, hành tây: Để phòng và chữa trị nấm miệng, bạn cần bổ sung nhiều tỏi, hành tây vào các món ăn hàng ngày. Chất kháng nấm trong tỏi, hành tây sẽ loại bỏ hoàn toàn nấm miệng. 

- Dầu đinh hương: Các loại tinh dầu có khả năng chống nhiễm khuẩn cao, chỉ cần thêm vài giọt tinh dầu vào kem đánh răng, khi đánh răng nhẹ nhàng dùng hỗn hợp chà lưỡi là được. Hoặc pha dầu vào nước ấm để súc miệng thường xuyên 3-4 lần/ngày cũng có tác dụng rất hiệu quả. Bạn cũng có thể dùng thuốc Natri Bicarbonat súc miệng thay nước muối.

Phòng tránh bệnh nấm miệng

Ngoài những cách chữa nấm miệng bằng dân gian ở trên, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được khám và điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, để tránh cho bệnh tái phát lại, hãy lưu ý những điều sau:

- Chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên, đảm bảo ở trẻ nhỏ nên thực hiện các biện pháp làm sạch khoang miệng với nước muối ấm thức xuyên, không để vi khuẩn phát sinh trong miệng trẻ.

- Hạn chế không ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, men bởi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Gặp nha sĩ định kì để kiểm tra và phát hiện kịp thời những bất thường của răng miệng nếu thường xuyên đeo răng giả.

- Súc miệng thường xuyên với các loại nước chuyên dụng để ngăn ngừa khuẩn nấm phát triển.

Nấm miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu. Khi thấy những biểu hiện của nấm miệng, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, lây lan diện rộng

Bài viết được trích nguồn tại: https://phauthuatdieutrihamho.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT

Nếu không muốn bị mòn men răng và mắc phải các bệnh lý răng miệng khác thì bạn cần tiến hành chữa trị bệnh nghiến răng ngay lập tức. 


Nghiến răng gây ra tác hại gì?
Nghiến răng là tình trạng hai hàm siết và ghiền vào nhau quá mức gây ra tiếng động, đối với người nghiến sẽ không thể kiểm soát được ngay cả khi còn thức. Người bệnh sẽ có cảm giác nhức mỏi, ê ẩm hai hàm vào sáng hôm sau, ảnh hưởng đến cuộc sống. 

Mòn men răng hệ lụy đầu tiên mà nghiến răng khi ngủ gây ra, khi hai hàm siết chặt vào nhau trong thời gian dài thì tùy theo thời gian nghiến răng, phần tiếp xúc dần bị mòn đi, để lộ ngà răng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho răng nhạy cảm với đồ ăn nóng lạnh.

Những tác hại của bệnh nghiến răng
Nghiến răng có ảnh hưởng gì

Nghiến răng khi ngủ quá mạnh và nhiều có thể làm cho bệnh nhân bị đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, có thể bị gãy răng. Nếu bệnh nghiến răng kéo dài, không được điều trị kịp thời sẽ rất có hại cho răng và cơ hàm. Các bệnh lý sâu răng, hôi miệng, gãy răng thậm chí gương mặt bị biến đổi trở nên già nua hơn. Chính vì thế, những cách trị nghiến răng dân gian đã ra đời.

5 cách trị nghiến răng dân gian hiệu quả
Tùy thuộc vào mức độ gây hại của bệnh nghiến răng theo thời gian mà bạn sẽ áp dụng các cách chữa khác nhau. 

- Đậu đen hầm muối: chỉ cần lấy đậu đen rửa sạch, ninh nhừ như nấu chè nhưng thay vì cho đuòng bạn hãy cho muối. Cho vào lượng muối vừa đủ nếu không muốn quá mặn. Áp dụng đều đặn 2-3 tuần bạn sẽ thấy bệnh nghiến răng giảm dần.

- Pín lợn: thời xưa, mua pín lợn của heo đực phải lấy cả dương vật, có dạng dây dài khoảng 15-25cm. Pín lợn rửa sạch, bóp với muối cho hết mùi hôi, cắt khúc khoảng 5cm cho vào bát thêm chút gia vị, hấp cách thủy cho chín. Ăn trong khoảng 10 ngày là hết bệnh nghiến răng.

- Nếu nguyên nhân nghiến răng do bị stress, bạn nên lưu ý thoải mái tính thần trước khi ngủ, nên ngủ đúng giờ và đủ 8 tiếng/ngày. Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn để có một giấc ngủ ngon.

- Gối tằm sa: thực chất là phân của con tằm, bạn đem phơi khô sau đó bỏ vào gối nằm sẽ là cách trị nghiến răng dân gian hiệu quả. Nên nhớ thay ruột gối sau một thời gian sử dụng vì nếu để lâu tằm sa sẽ không còn tác dụng nữa.

- Bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường uống sữa, các thực phẩm ngũ cốc, nhiều rau xanh và hoa quả. Thay đổi tư thế ngủ và nên nằm gối cao hơn một chút để các luồng khí tỏng cổ họng di chuyển dễ dàng hơn.

Cách trị nghiến răng dứt điểm
Bên cạnh cách trị nghiến răng dân gian ở trên, hiệu quả sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh là gì. Tuy nhiên, nếu điều trị thông qua biểu hiện trực tiếp sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng này dứt điểm.
Hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và lựa chọn hình thức điều trị phù hợp. Hiện nay, bạn có thể sử dụng máng ngậm khi ngủ, mang này làm bằng nhựa, vừa khít với dấu răng, có tác dụng ngăn cách sự siết chặt giữa hai hàm.

Ngoài ra, với trường hợp nghiến răng khi ngủ do răng lệch lạc, việc mài răng hay điều chỉnh thế răng cũng cần được tính toán để loại bỏ sự lệch lạc, khấp khểnh của hai hàm. Nếu men răng bị mòn ở mức độ nặng, thậm chỉ lộ ngà răng, thì cần phải bọc sứ. Đây là cách trị nghiến răng dân gian lưu truyền gần đây rất hiệu quả.
Bài viết trích nguồn tại: suamui3d.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget